Tới ngày thứ năm sau hôm mưa to, lều trại cũng đã hoàn thành tu sửa, thức ăn cũng đã đầy ắp, cuối cùng Hạo Thiên cũng đã có thời thời gian để chế tác cung trúc.
Hôm nay Hạo Thiên tính toán sẽ làm xong cung trúc, sau khi ăn xong bữa sáng, hai người liền bắt đầu công việc, Hạo Thiên phụ trách chế tác cán cung, Diệp Ngân phụ trách chế tác dây cung.
Cung là một loại vũ khí tầm xa cổ xưa và hiệu quả. Con người phát minh ra cung từ thời đồ đá và sử dụng chúng trên khắp thế giới cho đến tận thế kỷ mười chín khi chúng bị thay thế bởi súng. Cấu tạo cung rất đơn giản, gồm cánh cung, dây cung và đạn là mũi tên. Ban đầu, cánh cung và mũi tên được làm bằng các vật liệu như tre, gỗ…; dây cung được bện bằng da, gân thú, dây leo…
Trong tình thế hiện tại, Hạo Thiên chỉ có thể lựa chọn chế tác cung mềm hoặc cung cứng, nếu dùng cung mềm thì lực sát thương sẽ không cao, khó chống lại đàn lợn rừng. Nếu làm cung cứng, mặc dù có thể gây sát thương cao nhưng rất dễ gãy và mũi tên không đủ sắt nhọn cũng sẽ chẳng làm xay xát được đàn lợn.
Tuy nhiên, lựa chọn làm cung cứng cũng chẳng đến mức tệ, mũi tên không đủ sắt nhọn thì chỉ cần mày cho nhọn, còn dễ gãy thì kết hợp nhiều thanh tre lại với nhau.
Ở chế tạo cung, Hạo Thiên dùng những thanh tre mà trước đó hắn hun khói rồi ép thành hình, với nhiều thanh ghép lại sẽ tạo độ dẻo dai cho cung, sẽ khó bị gãy khi kéo dây cung.
Hạo Thiên dùng thòng lọng buộc hai thanh tre ngắn lại với nhau (một thanh ngắn nhất và một thanh dài hơn) vừa buộc vừa dùng sức siết chặt để cho hai thanh cung dính sát vào nhau.
Sau đó dùng dây thừng quấn hai thanh cung đó lại với nhau, rồi dùng thêm một thanh cung dài hơn buộc vào rồi dùng thêm một thanh ngắn hơn nữa buộc thêm vào, chủ yếu là để tạo độ chắc chắn cho cung tên (cấu trúc khá đơn giản, phía ngoài trước là một thanh ngắn và một thanh dài hơn, chính giữa là một thanh dài nhất, tiếp đến là một thanh ngắn hơn thanh ở giữa một chút).
Cứ như thế Hạo Thiên buộc chúng lại rồi dùng dây thừng quấn quanh, chỗ tay cầm thì dùng da thỏ quấn lại nhằm tăng độ ma sát để cầm không bị trượt cũng như bảo vệ lòng bàn tay.
Còn về phần Diệp Ngân, cô nàng cũng bận bịu chuẩn bị nguyên liệu làm dây cung, đập nát lớp vỏ cây xong cô nàng đem tước sợi, để tăng độ chắc chắn cho dây cung Hạo Thiên đã nhờ Diệp Ngân dùng gân đùi của lợn rừng để pha trộn vào.
Làm xong mọi thứ, việc còn lại chỉ là cột dây cung vào cán cung là hoàn thành cung, thử cung một chút, Hạo Thiên thầm cảm thán [dây cung khá tốt, không bị biến dạng cũng như bị đứt, cán cung cũng khá tốt, có đủ độ dẻo dai khó đứt gãy].
Sau khi làm xong cung, tiếp theo là làm mũi tên, cung có tên thì mới có giá trị và sức mạnh còn cung không tên cũng chả khác mấy cầm cây đánh nhau.
Nguyên liệu tốt nhất để làm tên là gỗ của cây lục đạo (ZABELIA BIFLORA) nhưng hiện tại Hạo Thiên khó lòng tìm ra được loại cây đó.
“Zabelia biflora là một loài thực vật có hoa trong họ Kim ngân. Loài này được Nicolai Stepanowitsch Turczaninow mô tả khoa học đầu tiên năm 1837 dưới danh pháp Abelia biflora. Năm 1954 Tomitarô Makino chuyển nó sang chi Zabelia. Tại Trung Quốc nó được gọi là lục đạo mộc. Là cây bụi, sống trong rừng ở cao độ 1.000-2.000 mét.”
Căn cứ > viết, chế tác mũi tên tốt nhất là dùng cây lục đạo, nhưng Hạo Thiên căn bản không biết cái cây gọi là lục đạo mộc trông như thế nào, chỉ có thể chọn một số thanh gỗ thẳng rồi tuốt vỏ, để cạnh lửa.
Chế tác tên so với cung tên đơn giản hơn rất nhiều, chỉ cần một thanh gỗ thẳng, một mũi tên nhọn, một cọng lông chim là đủ làm một mũi tên.
Mũi tên, có ba loại mà Hạo Thiên có thể làm được. Thứ nhất là mũi tên than, không cần phải chế tác riêng mà chỉ cần đốt phần đầu của mũi tên lên thành than sau đó mài nhọn là hoàn thành, tuy độ sát thương không cao nhưng chế tác không phí sức cũng như có thể làm ra rất nhiều.
Thứ hai là mũi tên bằng xương, khó chế tác hơn nữa lấy được phần xương cứng thích hợp cũng là một vấn đề khá lớn. Rồi cộng thêm phải mài mòn nhiều lần tạo độ sắt nhọn thì rất khó để làm, mũi tên cũng chả có hiệu quả mấy mà mất nhiều thời gian công sức nên Hạo Thiên loại bỏ cách này.