Chương 32 Siêu nhân
Bà Hai cùng Hà Văn Nhĩ chạy tới trước tiên trong khi đám người làm vẫn ở nhà dưới.
Vừa lao xộc vào phòng, thứ đầu tiên đập vào mắt bọn họ là hình ảnh An Nhiên cầm ống tiêm đầy máu cắm chặt vào cổ tay Hồng Ngọc không buông. Hồng Ngọc giấy đành đạch vì đau, kêu la thảm thiết, máu cứ thế chảy ròng ròng không cầm được. Bà Hai vội xông tới, kéo An Nhiên ra còn Hà Văn Nhĩ cũng một tay túm cổ áo Hồng Ngọc, một tay dùng khăn sạch trong túi quần mình bọc chặt vết rách “Cô ta điên rồi!” Hồng Ngọc gào ầm lên “Cô ta điên thật rồi. Tay của tôi! Tay tôi đau quái”
Hà Văn Nhĩ lật khăn ra xem xét, thấy vết thương rất nặng, có khả năng bị đứt gân, liền kéo Hồng Ngọc ra ngoài, mang cô đi sơ cứu rồi bảo người gọi xe, chở đến bệnh viện cho bác sĩ xử lý. Ông cắt cử một người nhanh nhẹn đi cùng để hỗ trợ, sau đó quay lên phòng An Nhiên xem xét tình hình. Lúc này An Nhiên được bà Hai dìu đến bên giường.
Cô nằm phịch xuống, bất chấp váy áo đang dính máu. Ống tiêm kia đã bị dọn đi, ném thẳng vào thùng rác.
Bà Hai nhanh chóng dọn dẹp đống bừa bộn cho sạch sẽ rồi mang một liều thuốc.
khác đến cho An Nhiên uống bù. Cô mệt mỏi nhắm mắt, phải cố gắng lắm mới miễn cưỡng uống xong, sau đó muốn đi vào phòng tắm xả nước cho trôi muối nhưng bà Hai không cho cô đứng lên. Cô đành nhờ bà lấy giúp một chậu nước.
Đến lúc lật gấu váy lên, cả bà Hai lẫn Hà Văn Nhĩ đều sững sờ nhìn bắp chân đỏ rực.
của cô. Ông quản gia già nua kinh ngạc nói: “Tôi không biết cô quỳ đến mức tàn phá chân đến vậy”
An Nhiên nén đau, dùng khăn nhúng nước định xoa vết thương. Cô nói: “Không hẳn là do quỳ lâu. Lúc trước chân cháu đã bị thương sẵn rồi”
Bà Hai sợ cô vụng về đụng vào vết thương sẽ đau hơn, bèn đón lấy chiếc khăn, giúp cô múc nước tưới nhè nhẹ lên vết thương. An Nhiên xuýt xoa kêu xót khiến cả hai ông bà đều đau lòng. Cô gái trẻ nhó bé như vậy… Làm thế nào mà bắp chân lại bị thương đến mức như vậy cơ chứ?
An Nhiên không nói vì sao, bọn họ chỉ: đành đoán mò. Vết thương có cũ có mới, chồng chất lên nhau.
Hà Văn Nhĩ hỏi lúc trước đã xảy ra chuyện gì, An Nhiên chỉ đáp qua loa: “Cô ta muốn gây sự với cháu nhưng cháu không để cho cô ta toại nguyện” Nghe thế, bà Hai bực bội chửi bậy một tiếng. Bản thân là một người hầu mà dám ra tay ẩu đả, làm bị thương tân phu nhân, Hồng Ngọc này đúng là không coi ai ra gì. Xét đến cùng, cô ta dựa vào đâu mà dám lớn mật như thế, khỏi phải nói cũng biết. Hẳn là Vũ Như kia được Hạ Cẩm bật đèn xanh rồi, không thì làm sao cô †a dám múa may trong biệt thự này.
Xảy ra chuyện như vậy, Hà Văn Nhĩ để An Nhiên nẵm trên giường nghỉ ngơi, không nói gì tới vụ phạt quỳ nữa. Lúc cùng bà Hai đi ra ngoài, ông nghe bà nói: “Tôi thấy chân cô An Nhiên có nhiều vết thương lạ lắm”
“Lạ thế nào?”, lúc trước ông giữ ý đứng phía xa xa nên không thấy chính xác như bà Hai Bà Hai đem hình dáng vết thương miêu tả.
*… Nhìn thế nào cũng giống như là vết châm ấy”
Hà Văn Nhĩ gật đầu. Ống tiêm kia cũng không thể vô duyên vô cớ xuất hiện ở đó được. Ông bèn gọi một người gần đó, kêu anh ta ra thùng rác nhặt lại ống tiêm cho ông xem. Thuốc ở bên trong là thứ gì? Hồng Ngọc muốn tiêm chất gì cho An Nhiên? Chỉ cần mang nó đi xét nghiệm sẽ ra ngay.
Người thanh niên kia chạy đi một lúc, lát sau lại chạy về, hổn hển nói “Quản gia, vừa nấy xe thu gom rác mới đi qua. Lao công đã vứt túi rác đi rồi ạ”
Hà Văn Nhĩ thở dài, tự trách mình xử lý chậm chạp, làm mất tang vật rồi. Ông lầm lũi bỏ đi, bà Hai vội chạy theo, n “Lúc đấy ai cũng cuống quýt, ông còn bận xử lý vết thương với tìm người đưa cô ta đi viện. Tôi cũng mải chăm sóc cho cô An Nhiên. Không để ý cũng là bình thường.
Trùng hợp cái xe rác lại đến lúc này thôi”
Lời an ủi vụng về của bà Hai khiến Hà Văn Nhĩ bớt nặng nề. Ông đi về phòng mình, chuẩn bị báo cáo cho cậu chủ tình hình.
Ở bên nhà Hạ Cẩm, Cá Chép đã chán lắm rồi. Căn nhà đầy đủ tiện nghỉ chẳng có gì hấp dẫn nó cả: không có giấy và màu vẽ, không phim hoạt hình, không đồ chơi, không có mô.
hình lắp ghép. Nó cứ nhì nhèo đòi Tống Thành đưa ra cung thiếu nhi hôm trước, chốn thiên đường với một loạt đu quay, bập bênh, thú nhún.
Kí ức bị vây quanh bởi các bà mẹ bỉm sữa vẫn còn rất tươi mới trong đầu Tống Thành. Hắn không có chút hào hứng nào với ý tưởng của Cá Chép cả. Thằng bé không được như ý cũng không dám khóc hờn, chỉ xuôi xị ngồi thu lu một góc, ai hỏi gì cũng không nói, cho gì cũng không ăn.
Tống Thành có chút quẫn bách. Nuôi con mọn phiền phức như vậy sao? Thăng nhỏ cũng mới có ba tuổi, hän chẳng thể dùng cách trừ lương, cắt thưởng để dọa nạt được.
Cuối cùng, hẳn đành ôm con trai lên, nghiêm túc hỏi “Bây giờ con muốn cái gì? Trừ cung thiếu nhỉ”
Cá Chép vừa há miệng định nói đã bị chặn họng, nó xịu mặt, một lúc sau mới lí nhí: “Con muốn chơi đu quay”
“Còn gì nữa?”
“Còn có..”, Cá Chép kể ra một loạt trò chơi ở nơi¬ không-được-nhắc-đến. Cuối cùng, nó mới ấp úng: “Con… muốn có… bạn”
“Hừm?”, Tống Thành nghĩ ngợi một lúc, cuối cùng trong đầu cũng “tinh!” một tiếng, lóe lên ánh sáng cứu rồi hẳn. “Có một nơi còn có nhiều trò chơi hơn thế, bạn cũng rất nhiều. Nhưng con phải ở đó từ sáng tới chiều. Có chịu được không?”
Mới nghe tới nhiều trò chơi và nhiều bạn, đôi mắt Cá chép đã sáng rực. Nó gật đầu lia lịa: “Có, có ạ”
Thế là Tống Thành liên gọi Ân Lãm, kêu hẳn tìm một trường mẫu giáo không quá xa nhà hän, có sở vật chất hiện đại, dạy dỗ chu đáo. Anh chàng thư kí theo lệnh tìm kiếm thông tin một hồi, chốt được một trường phù hợp với tất cả các tiêu chí. Vừa hay trường.
đó là có chế độ ở nội trú, anh nhanh chóng liên hệ được cuộc gặp dù đang là ngày nghỉ cuối tuần. Xong xuôi, Tống Thành ung dung quắp con trai nhỏ tha đến trường mới – Mầm non Nắng Mai.
Trên đường đi, đột nhiên hẳn nhớ ra một chuyện: “Con tên gì?”
Thắng bé ngớ ra: “Cá Chép ạ” Chú Thành hỏi kì cục, chú ấy vẫn gọi tên nó suốt mà.
Tống Thành sửa lại: “Tên đi học.”
Một lúc sau thấy con trai vẫn ngơ ra, hắn tặc lưỡi chấp nhận sự thật là câu hỏi đó quá sức với trẻ lên ba, nhất là đứa trẻ đó chưa.
từng đi học. Ân Lãm liền nhắc hẳn: “Cậu nhóc tên là Nguyễn Bình An”. Điều đó ghi trong hồ sơ mà Tống tổng sai anh tìm hiểu về An Nhiên.
Cái tên hoàn toàn dễ hiểu: họ của mẹ, lấy chữ đệm của mẹ đặt cho con. Toàn bộ cái tên cũng chứa một thông điệp rõ ràng, gửi gắm điều duy nhất mà lúc đó Nguyễn An Nhiên mong ước: Bình an.
Tống Thành cảm thấy con trai cần có một cái tên mạnh mẽ hơn, thể hiện được bản lĩnh vững vàng và chí khí to lớn. Hản liền nói với Nguyễn Bình An đang ngáo ngơ nhìn đường phố qua cửa kính ô tô: “Từ giờ, tên con là Tống Khởi Minh”
Khởi Minh, mở ra ánh sáng. Hẳn muốn từ bây giờ, cuộc đời của An Nhiên sẽ luôn đầy ắp ánh sáng ấm áp, rực rỡ như những gì hẳn cảm nhận được từ sâu bên trong cô.
Tống Khởi Minh ngoan ngoãn gật đầu, cẩn thận đem cái tên mới của mình ghi vào bộ nhớ.
Đến trường học, thăng bé vui sướng khi nhìn thấy một sân rộng đầy đồ chơi thú vị, Nó vội từ trên tay Tống Thành sà xuống, chạy tung tăng khám phá khắp nơi. Một nhóm học sinh nội trú cùng giáo viên đang cùng nhau tưới cây, Cá Chép mon men chạy lại gần nhìn ngó, chớp mắt một cái đã được nhóm đó đồng ý kết nạp.
Cô hiệu trưởng là người quen của Ân Lãm, đã mang sẵn một tập giấy tờ đưa anh điền thông tin.
Ân Lãm nhanh chóng lưu loát viết kín những mục trống. Phần giấy tờ đổi tên cho Tống Khởi Minh sẽ được hoàn thành ngay tuần tới, lúc đó nộp hồ sơ đầy đủ cũng được.
Cô hiệu trưởng hiếm khi thấy có ông bố nào lại đưa con đi xin học, đa phần là các mẹ làm việc này. Cho nên khi thấy Tống Thành cao lớn ngồi canh chừng đứa trẻ bé xíu cho nó chơi thì rất xúc động.
Cô rất nghiêm túc nói: “Bố của Khởi Minh ơi” Tống Thành lần đầu nghe thấy người khác gọi mình là “bố của ai đó”, cảm thấy tâm trạng có chút phức tạp, vui và ngượng, tự hào và tò mò đan xen lẫn lộn.