Kiếm Lai

Chương 0 : Bố cục và cảnh gới trong truyện


Bản đồ:

Kiếm Lai thế giới có bốn tòa thiên hạ: Hạo Nhiên Thiên Hạ (Nho gia), Thanh Minh thiên hạ (Đạo Gia), Liên Hoa Thiên Hạ (Phật gia), Man Hoang thiên hạ (Yêu Tộc), trong truyện xuất hiện nhiều nhất là Hạo Nhiên Thiên Hạ.

Hạo Nhiên Thiên Hạ có 5 sông lớn, 4 biển Đông Tây Nam Bắc, 9 đại châu lục: Chính đông Đông Bảo Bình Châu, đông bắc Bắc Câu Lô Châu, chính bắc Ngai Ngai Châu, đông nam Đồng Diệp Châu, chính nam Nam Bà Sa Châu, tây bắc Phù Diêu Châu, tây nam Kim Giáp Châu, chính tây Lưu Hà Châu và ở giữa Trung thổ Thần Châu.

Tu hành đẳng cấp:

Theo thiết lập ban đầu của tác giả thì truyện có 2 hệ thống/con đường chính là luyện khí sĩ và thuần túy vũ phu.

Mỗi cảnh giới của luyện khí ngoài được đánh số thứ tự tăng dần từ bé đến lớn còn được chia nhóm hạ ngũ cảnh (từ 1-5) hay còn gọi là “đăng sơn ngũ cảnh” với tác dụng dùng thiên địa nguyên khí tôi luyện gân cốt, cơ thịt, da dẻ trung ngũ cảnh (6-10) và thượng ngũ cảnh (11-15).

1: “Đồng Bì” luyện da, cảnh này đại thành lúc kích phát chân khí da chuyển sang màu đồng.

2: “Thảo Căn” luyện thịt, tên cảnh này xuất phát từ câu cỏ không nhổ tận gốc thì gặp gió xuân sẽ mọc lại để ám chỉ khả năng tự lành máu thịt được tăng cao rất nhiều khi cảnh này đại thành

3: “Liễu Cân” luyện gân: tên cảnh này đến từ truyền thuyết có một tu sĩ thiên tài họ Liễu chỉ bằng vào luyện gân liền trực tiếp nhảy lên tới thượng ngũ cảnh, thành tựu vô thượng tiên thân, có thể nói trước không có người sau cũng không có người. Ngoài ra cảnh này còn có biệt hiệu là “Lưu lại người” bởi vì ngoài tỉ lệ công phá cảnh này tương đối thấp hơn so với các cảnh giới khác còn do nhiều tu sĩ muốn bắt chước họ Liễu nên tốn thời gian bỏ công sức quá mức dẫn tới trì hoãn con đường tu luyện

4: “Cốt Khí” luyện xương: nguồn gốc ở một vị tiền bối tu sĩ “Tạo nên nghìn vàng trọng cốt, mới có một hai khí đến” lời nói. Nho giáo tu sĩ do chú trọng hạo nhiên chính khí nên cảnh này có ưu thế về chất lượng hơn so với 2 nhà phật và đạo.

5: “Trúc Lư/Đúc Lô” luyện thân thể: “Nhân sinh trong thiên địa, khí lực làm lò luyện”. 2 nhà phật và đạo thường có ưu thế hơn nho ở cảnh này do yếu tố công pháp rèn luyện từ bé.

(Tam giác nho – phật – đạo giữ được tính cân bằng cũng có 1 phần nhỏ từ ưu thế cảnh giới như trên)

Mỗi cảnh giới của trung ngũ cảnh đều có thêm 3 bậc nhỏ nữa là hạ, trung, thượng.

6: “Động Phủ”: Cửa phủ mở rộng, mặc cho thông suốt nạp linh khí trong thiên địa, 365 huyệt của cơ thể người như là động thiên phúc địa từ đó càng khẳng đình người là vạn vật chi linh. Ngoài bẩm sinh “thất khiếu” của đa số người đều thông, nam cần thông thêm 9 mà nữ cần thông 15, vậy nên rất nhiều nữ tu sĩ bị kẹt ở cảnh này dẫn đến tình trạng tỉ lệ mấy cảnh giới sau nam nhiều hơn nữ, tuy nhiên nữ thông được càng nhiều thì càng mạnh. Cảnh giới này còn là bậc cửa của đa số tu sĩ do tính chất thông khiếu huyệt nôm na là cơ thể hấp thu và chứa linh khí tạm thời ở khiếu huyệt trước khi dồn vào đan điền khí hải để tích trữ, bẩm sinh tắc nên cần tu luyện để thông thì hút và chứa được nhiều hơn cơ mà sẽ dẫn đến cả tình huống linh khí trong cơ thể sẽ bị động tiết ngược hết ra ngoài, nếu mất nhiều hơn lấy thì kết quả là kẹt ở cảnh này đến chết. Vấn đề hấp thụ với thông khiếu này lại phụ thuộc nhiều vào công pháp nên dã tu không môn phái đàng hoàng lại càng khó qua cảnh này.

7: “Quan Hải”: lấy từ “Ta lên lầu xem trăm sông đổ vào biển …” thiên địa linh khí dồn vào kinh mạch như là sông đổ ra biển, đường nhỏ nhập vào đường lớn. Linh khí dần dần ngưng tụ, thăng hoa, bắt đầu tẩm bổ thân thể, do đó khiến cho tu sĩ kéo dài tuổi thọ. Tu sĩ quan hải cảnh thường thọ hơn 100 tuổi.

8: “Long Môn” cảnh: Linh khí lắng đọng ở đan điền (khí hải) cuối cùng ngưng tụ thành một cỗ tinh hoa khí tức, trong người ngược dòng mà lên, như là cá chép vượt long môn, thành tức thì hóa rồng, thất bại tức thì mình đầy thương tích. Tu sĩ nếu là phá quan thất bại, sẽ trực tiếp quay về Động Phủ cảnh, đan điền khí hải triệt để khô cạn. Vì vậy đây là bậc cửa thứ 2, Long Môn cảnh tu sĩ cả đời có ba lượt cơ hội, vì vậy có “Sự tình bất quá ba” lời nói. Một khi ba lượt đều thất bại, cả đời cũng chỉ có thể dừng bước tại Động Phủ Cảnh giới.

9: “Kim Đan” : “Kết thành Kim Đan khách, mới là người phe ta”, lại bị hình dung là “Cá chép vượt long môn” sau đó “Vẽ rồng điểm mắt” . Cả tòa Khí Hải ngưng tụ áp súc làm một viên kim đan, tùy từng người mà quá trình kết đan khác nhau, ngoài ra to nhỏ khác nhau mà sức mạnh cũng không phụ thuộc kích cỡ đan. Có tu sĩ thiên tài có thể dẫn tới thiên địa dị tượng.

10: “Nguyên Anh”: Tu sĩ dưỡng dục ra một cái Dương Thần hoặc là Âm Thần, thức hải ở trong như có hài đồng cư trú, nho giáo tu sĩ ân cần săn sóc đi ra vị này “Hài đồng”, hoặc nâng sách hình dáng hoặc nâng thước ngọc, hoặc mặc quan phục, thậm chí có có thể có thể tay cầm trấn quốc ngọc tỷ (Tể tướng, thiên cổ danh tướng). Phật gia hài đồng hoặc ngồi đài sen, hoặc tay kết ấn, hoặc mặt thiện như bồ tát hoặc trừng mắt như kim cương hộ pháp. Đạo giáo tu sĩ Âm Thần ngoại trừ đủ loại kiểu dáng bên ngoài, “Ngọc thô chưa mài dũa đạo thai” tư chất tu sĩ, còn có một chỗ đặc biệt, chính là trời sinh kèm theo một bộ Đạo giáo điển tịch, có thể làm cho tu sĩ ngày sau tu hành trên đường đi tiến triển cực nhanh. Kiếm đạo tu sĩ là nâng kiếm đồng tử bộ dáng, nhưng mà kiếm cũng phân chia cao thấp, trời sinh kiếm phôi được cầm thiên cổ danh kiếm. Cảnh giới này còn được gọi bằng tên địa tiên cảnh – lục địa thần tiên.

11: “Ngọc Phác” Cảnh

12: “Tiên Nhân” Cảnh

13: “Phi Thăng” Cảnh

14-15 thì đến chương mới nhất vẫn chưa được đặt tên và chưa xuất hiện.

Thuần túy vũ phu có vũ đạo cửu (9) cảnh lại chia làm 3 nhóm nhỏ rồi khi lên 10 thì gọi là vũ thần:

Luyện thể 3 cảnh:

1: “Nê Phôi”: Thô ráp không chịu nổi. Đỉnh phong viên mãn thời điểm, bản thân như một cái Nê Bồ Tát, dồn khí đan điền, bất động như núi.

2: “Mộc Thai”: Từ thô vào tinh tế. Cảnh giới đại thành , da thịt hoa văn tinh vi, như thông khắc dấu minh văn. Mở rộng kinh mạch, “Khai sơn” cảnh, chịu đựng cốt cách, nước chảy đá mòn.

3: “Thủy Ngân Kính”: Huyết dịch nồng đặc như thủy ngân, sức nặng rồi lại càng thêm nhẹ nhàng, khí huyết ngưng tụ hợp nhất. Đột phá cánh cửa, cần vượt qua một kiếp, kêu “Nê Bồ Tát sang sông” .

Luyện khí 3 cảnh: 4- “Anh Hồn”, 5- “Hùng Phách”, 6- “Vũ Đảm” như kiểu kết đan bên luyện khí. Gọi chung là tiểu tông sư cảnh giới.

Luyện thần 3 cảnh giới hay còn gọi là đại tông sư cảnh giới.

7: “Kim Thân”: Này cảnh người nổi bật, thậm chí có thể tu luyện ra Phật gia kim cương bất bại thân thể, hoặc là Đạo giáo vô cấu lưu ly, kim tiên thể.

8: “Vũ Hóa”: Có thể cưỡi gió bay nên còn gọi là “Viễn Du cảnh” .

9: “Sơn Điên”: được vinh dự “Chỉ Cảnh tông sư” để ám chỉ dưới chân võ đạo chạy tới cuối đường. Mặc dù không đến mức chuyển núi lấp biển, rồi lại cũng có thể quyền phá tường thành, chưởng bổ sông lớn, một thân hùng hồn cương khí, bách tà bất xâm, thiên quân ích dịch. Thân thể mạnh mẽ đến cực điểm, vẫn còn thắng Phật gia la hán chi thân. Luyện Khí sĩ một khi bị cận thân, trong vòng mười trượng, trừ phi có thượng phẩm hộ thân Pháp bảo hoặc là cao hơn, nếu không hẳn phải chết không thể nghi ngờ.

10: “Võ Thần”: do cảnh này xưa nay ít người đạt được mà cùng là 10 cảnh lại có có khác biệt không nhỏ về chiến lực nên chia làm 3 bậc nhỏ: Khí Thịnh, Quy Chân, Thần Đáo/Lai.

11: chưa được nhắc tên cơ mà có tồn tại trong “truyền thuyết”

Tip: Bạn có thể sử dụng các phím bàn phím trái, phải hoặc nút A và D để duyệt giữa các chương.