Ở đây tiếng là bệnh viện huyện nhưng khá rộng. Bọn mình chạy lung tung qua những dãy phòng dọc ngang, không khí sặc mùi thuốc sát trùng khó ngửi. Trêи đường, mình hối hả hỏi thăm bất kỳ bác sĩ, y tá nào lọt vào tầm mắt. Thế nhưng bọn họ chỉ nhìn nhau lắc đầu không biết, rồi nhanh chóng tiếp tục công việc.
Mình và chị lòng vòng một hồi bỗng thấy hai người đàn ông tán chuyện dưới gốc cây sứ, nhìn họ đen đúa khắc khổ rất giống dân lao động chân tay.
Nhớ lời cô kia bảo em Uyên được hai bác xe ôm đưa đi, mình liền chạy tới hỏi:
– Hai chú cho cháu hỏi có thấy một cô gái tóc ngắn vừa được đưa vào cấp cứu không?
Một trong hai người nhìn mình dò xét, nhanh chóng đáp:
– Chính tay tụi tui đưa con bé vô, cậu là người nhà hả?
– Dạ. Cô ấy đâu rồi chú? – Mình mừng quýnh.
Người còn lại chỉ tay vào căn phòng cấp cứu đóng cửa im ỉm nằm ở dãy bên trái, nói:
– Đang được cứu chữa trong đó. Chậc, thiệt tui không hiểu tụi trẻ mấy cậu sao nữa, đang yên đang lành lại muốn chết!
Chị Diễm vẫn khóc thút thít không nói được gì, mình gấp gáp hỏi:
– Cô ấy có sao không chú? Có bị nguy hiểm tới tính mạng không?
Chú xe ôm lại tặc lưỡi mấy cái, có vẻ không muốn đáp lời. Nhưng thấy mình và chị nhìn chòng chọc chờ đợi, cuối cùng chú đành nói:
– Tui không muốn làm cô cậu lo lắng, nhưng con bé chảy máu nhiều lắm, mê man chẳng còn biết gì nữa.
Nói rồi chú chỉ vào áo người nọ, giờ mình mới để ý thấy áo chú kia cả vạt trước ướt đẫm vết máu khô đen đen nâu nâu.
– Cậu nhìn nè, dính áo tùm lum vầy, người chứ phải trâu bò đâu mà chịu nổi! Chậc, tụi tui cũng mong con bé tai qua nạn khỏi! Hồi nãy vô, quýnh quáng quá mà y bác sĩ không cho nhập viện, đòi ký giấy tờ tùm lum. Cũng hên hồi xưa tui học hết tiểu học biết ít chữ, rồi phải nhận bừa là thân nhân con bé, họ mới cho nhập viện đó!
Mắt mình cay cay, nắm tay chú cảm ơn rối rít, định trả lại ít tiền viện phí mà hai người đã tạm đóng trước nhưng họ nhất định không nhận. Bảo tạm thời chờ xem tình hình thế nào đã, tiền bạc tính sau, cứ để mà lo cho con bé. Người dân ở đây tuy quê mùa và ít học nhưng thật thà chất phác, sống rất tình cảm.
Cả bốn ngồi quanh bệ xi măng xây bao gốc sứ to chờ đợi. Chờ lâu nóng ruột, mấy lần mình dợm bước tới chỗ phòng cấp cứu nhưng bị hai chú ngăn lại, kêu để yên cho bác sĩ người ta tập trung chạy chữa. Lòng mình nóng như lửa đốt, không thể ngồi yên được, cứ đi tới đi lui, mắt chằm chằm nhìn về phía đó, chờ đợi cánh cửa kia hé mở.
Trong lúc chờ, mình và chị lầm thầm cầu nguyện. Mình chẳng biết đã hứa hẹn những gì, chỉ nhớ mỗi một câu là mình sẽ đối xử tốt với em Uyên, chỉ cần ẻm tai qua nạn khỏi, muốn mình ra sao cũng chấp nhận.
Chưa khi nào thời gian trôi chậm giống lúc này, từng giây từng phút kéo dài lê thê như trêu ngươi. Vậy mà tính ra bọn mình chờ đã hơn hai giờ đồng hồ, trời dần xế chiều khiến mình càng thấy lo lắng hơn. Chị Diễm đã thôi khóc, nhưng cũng chẳng nói chuyện lấy một câu. Cảm giác chị rơi vào trạng thái u uất, đôi mắt đen láy mở to nhìn về phương xa một cách ʍôиɠ lung mờ mịt, không rõ chị đang suy nghĩ gì.
Qua thêm một lúc lâu, rốt cục cửa phòng cấp cứu cũng hé mở. Bọn mình bật dậy, chạy tới ngay. Một nhóm bác sĩ, y tá từ bên trong bước ra, nhưng chẳng thấy em Uyên đâu.
Mình lắp bắp níu tay vị bác sĩ hỏi:
– Bác sĩ, bạn cháu có sao không?
Ông bác sĩ khá lớn tuổi, đầu tóc hoa râm, bình tĩnh đáp:
– May được đưa đi kịp thời nên cô ấy không sao, chỉ bị sốc do mất máu quá nhiều, xuất huyết nội, gãy xương tay trái và chấn thương đa phần mềm.
Mình nghe mà choáng váng, bảo không sao cứ tưởng chỉ bị nhẹ, thế này thì không nhẹ chút nào. Nhưng dù sao còn giữ được tính mạng đã mừng lắm rồi, mình lo lắng hỏi tiếp:
– Hiện cô ấy đâu rồi ạ, cháu có thể vào thăm chứ?
– Bệnh nhân vừa mổ xong vẫn còn hôn mê do ảnh hưởng của thuốc, đã được chúng tôi chuyển sang phòng hồi sức hậu phẫu để theo dõi rồi. Không có gì ngoài ý muốn thì khuya nay người nhà có thể vào thăm!
– Dạ, cháu cảm ơn mọi người nhiều lắm!
Mình thở phào nhẹ nhõm, quay nhìn chị cũng đang nhoẻn cười, ánh mắt chị long lanh ngập tràn niềm vui. Tiếp đó, mình gửi trả tiền hai chú xe ôm, không quên cảm tạ họ lần nữa rồi ra ngoài sảnh làm thủ tục nhập viện, hoàn thành những bước trước đó do gấp gáp cứu người vẫn còn bỏ dở. Đồng thời mình đóng trước viện phí cho em Uyên, có lẽ ẻm phải ở lại đây một thời gian để bác sĩ theo dõi tình hình.
Trêи người không có nhiều tiền, mình gọi điện về nhà hỏi xin mẹ. Ba mẹ nghe được tin thì rất lo lắng, muốn xuống thăm nhưng mình ngăn lại, bảo hôm khác hãy ghé. Hiện giờ em Uyên vẫn chưa tỉnh, ba mẹ xuống đây cũng chẳng vào được. Có vậy hai người mới thôi, không quên chuyển tiền xuống cho mình.
Trong lúc chờ đợi tin tức em Uyên, mình đưa chị về nhà tắm rửa. Dì dượng về rồi. Chị kể sơ qua chuyện em Uyên, xin phép dì dượng tối nay ở lại bệnh viện chăm sóc.
Bọn mình định ăn cơm ở nhà thì nhận được điện thoại từ cô y tá chăm sóc em Uyên, thông báo ẻm đã tỉnh lại. Trước đó mình có lén lút gửi cô ấy ít tiền nhờ trông nom em Uyên cẩn thận, có tin tức gì sớm báo mình biết. Nhận được tin, bọn mình chẳng kịp ăn cơm mà lập tức lên đường, trong lòng rất đỗi vui mừng. Bác sĩ bảo không sao nhưng cũng có một số trường hợp sau khi mổ thì hôn mê mãi không tỉnh, chuyện đời khó biết trước được.
Thấy bọn mình vào, y tá liền đặt tay lên môi ra hiệu giữ im lặng, đoạn thì thào:
– Cô ấy vừa tỉnh một lúc lại thϊế͙p͙ đi rồi, có lẽ còn mệt trong người. Hai người hạn chế gây ồn ào, cũng đừng chạm lung tung vào máy móc ở đây nhé!
– Dạ, em biết rồi. Tình trạng cô ấy ổn chứ chị? – Mình hỏi.
– Rất tích cực, sẽ sớm bình phục thôi! – Cô y tá đáp, rồi đi ra ngoài, không quên căn dặn – Có gì thì gọi tôi sẽ đến ngay!
– Cảm ơn chị!
Mình và chị kéo ghế đến gần giường bệnh. Cô gái nằm trêи giường bệnh được băng bó trắng toát khắp người, mặt cũng bị che đi phần nào nhưng bọn mình vẫn có thể nhận ra, đúng là em Uyên.
Gương mặt ẻm rất xanh xao, má hơi tóp lại, chắc do mất máu quá nhiều. Em Uyên vẫn phải nhờ máy thở hỗ trợ, dây nhợ lỏng nhỏng trêи đầu nằm, tay cắm kim tiêm truyền nước biển. Mình lặng người nhìn thật lâu, cảm giác rất khó chịu, tâm trạng dồn nén cứ muốn đập phá gì đó cho hả.
Em Uyên vẫn thở đều, lúc sâu lúc nhẹ như tơ khiến bọn mình khá lo. Thỉnh thoảng nghe ẻm lớ mớ nói gì đó, mình không rõ. Những lúc như vậy, mình nhẹ nhàng chạm vào tay em Uyên, nắm những ngón tay nhỏ nhắn hơi máy động, thì ẻm lại thôi, vẻ mặt bình yên.
Bọn mình chờ đã hơn hai tiếng. Gần chín giờ tối, em Uyên vẫn chưa dậy. Mình thấy lo, cứ sợ ẻm có chuyện gì, gọi cô y tá sang kiểm tra thì cổ bảo ẻm vẫn ổn, mệt nên ngủ thôi.
Chị Diễm yên tĩnh ngồi cạnh mình. Từ lúc vào đến giờ bọn mình rất ít nói chuyện vì sợ đánh thức em Uyên. Lo chị đói, mình ghé tai thì thầm:
– Chị ra ngoài ăn gì đi, không đói hả?
– Chị ăn không nổi! – Chị gượng gạo đáp.
– Không nổi cũng phải ăn! Nhìn chị kìa, nay ốm hơn trước rồi đó!
– Chị không muốn ăn mà…
– Nghe lời em đi, sẵn tiện mua giùm em ổ bánh mì thịt hén! Đói quá! – Mình vờ xoa bụng than.
Thật ra mình cũng chả nuốt nổi thứ gì vào lúc này, nhưng phải nói vậy chị mới chịu đi ăn. Mình trai tráng khỏe mạnh không sao, chị vốn đã yếu ớt, còn nhịn đói thì không được.
Chẳng rõ trùng hợp thế nào, chị vừa đi vài phút thì mí mắt em Uyên khẽ lay động. Ban đầu thật nhẹ, thật nhẹ, sau đó chậm chạp mở hé ra rồi cứ thế nhìn trân trân lên trần nhà.
Khỏi phải nói cũng hiểu mình mừng hết cỡ, vội lên tiếng nhưng chẳng dám nói to:
– Uyên tỉnh rồi hả?
Nghe gọi, em Uyên hơi nghiêng đầu, ánh mắt đờ đẫn nhìn mình có chút ʍôиɠ lung mơ hồ. Mình thoáng ái ngại, đừng nói ẻm bị mất trí nhớ như trong mấy phim Hàn xẻng đấy nhé, chắc chết quá. Mình hồi hộp ɭϊếʍ môi hỏi:
– Uyên thấy trong người sao rồi? Có đau lắm không?
Đáp lại mình chỉ là ánh mắt vô hồn xa xăm. Em Uyên chẳng nói gì cả, ngơ ngơ ngác ngác tựa như không rõ chuyện gì đã xảy ra. Thấy ẻm cố cử động ngồi lên, mình hoảng hồn ngăn cản:
– Đừng, Uyên cứ nằm yên đó đi! Vận động mạnh coi chừng ảnh hưởng vết thương bây giờ!
Em Uyên chậm chạp chuyển ánh nhìn lên mặt mình, bờ môi tái nhợt run run mấp máy mà không thành tiếng. Hai dòng nước mắt long lanh chực trào ra, chảy tràn hai bên má.